Chào các bạn đã đến với chủ đề tiếp theo của mình. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu Phương thức và cách sử dụng nó trong Java. Ở bài này, mình sẽ đi qua những nội dung như sau:
Nội dung
1. Phương thức là gì?
Trong những bài trước, chúng ta đã từng sử dụng qua phương thức main(). Và những đoạn code sẽ được viết bên trong phương thức main() này. Tuy nhiên, nếu chúng ta bắt đầu viết những chương trình phức tạp, có hàng nghìn dòng code. Thì lúc này, nếu chúng ta để cả nghìn dòng code đó vào phương thức main(), chúng ta sẽ thấy code trở nên lộn xộn và khó hiểu.
Vì thế, phương thức sẽ giúp chia chương trình ra thành các thành phần nhỏ hơn để dễ sử dụng và quản lý. Một phương thức trong Java là một tập hợp các dòng code được gom nhóm lại với nhau để thực hiện một hành động nào đó.
Ví dụ: giả sử chúng ta muốn tạo một chương trình có thể vẽ hình tròn và hình chữ nhật và tô màu hình dạng. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra ba phương thức:
- phương thức tạo hình tròn
- phương thức tạo hình chữ nhật
- phương thức tô màu hình dạng
Điều này giúp giảm bớt độ phức tạp và tổ chức lại chương trình. Kết quả là ta có thể tập trung vào một phần nhỏ của vấn đề tại một thời điểm.
2. Tạo phương thức
Cú pháp tạo phương thức:
returnType methodName() {
// your code
}
Trong đó:
returnType
– đại diện cho kiểu dữ liệu được phương thức trả về (ví dụ:int
nghĩa là trả về số nguyên,double
nghĩa là trả về số dấu phẩy động, v.v.).methodName()
– tên phương thức{...}
– phần thân của phương thức
Hãy xem một ví dụ:
void greet() {
System.out.println("Hello");
System.out.println("How do you do?");
}
Phân tích từng phần của code:
Lưu ý:
- Ta có thể đặt bất kỳ tên nào cho phương thức (tương tự như biến). Trong chương trình này, tên phương thức là
greet
. - Tên phương thức kết thúc bằng dấu ngoặc đơn
( )
. - Dấu ngoặc nhọn chỉ phần thân của phương thức.
- Ta sử dụng kiểu trả về
void
nếu phương thức không trả về bất kỳ giá trị nào.
3. Chạy phương thức
Chạy phương thức ở trên trong chương trình:
class Main {
void greet() {
System.out.println("Hello");
System.out.println("How do you do?");
}
public static void main(String[] args) {
}
}
Khi chạy code, bạn sẽ không thấy bất kỳ đầu ra nào. Đó là bởi vì việc tạo phương thức không có nghĩa là ta đang thực thi đoạn code bên trong nó.
Điều đó có nghĩa là đoạn code đó để chúng ta sử dụng khi cần. Bây giờ, để sử dụng phương thức này, chúng ta cần gọi nó.
4. Gọi phương thức
Trong Java, ta sử dụng một đối tượng của lớp để gọi phương thức, vì vậy trước tiên, ta cần tạo một đối tượng của lớp.
class Main {
void greet() {
System.out.println("Hello");
System.out.println("How do you do?");
}
public static void main(String[] args) {
// create object of Main
Main obj = new Main();
// call the method
obj.greet();
}
}
Khi chạy đoạn code trên, kết quả được in ra như sau:
Hello
How do you do?
Để ý dòng:
obj.greet();
Tại đây, ta đang sử dụng đối tượng (obj
) cùng với toán tử dấu chấm (.
) để gọi phương thức (greet()
).
5. Cách chương trình hoạt động
- Khi một phương thức được gọi, luồng điều khiển của chương trình sẽ chuyển sang phần định nghĩa phương thức đó.
- Sau đó, các câu lệnh bên trong phương thức được thực thi.
- Sau khi tất cả các câu lệnh được thực thi, luồng điều khiển của chương trình sẽ trở lại khối lệnh tiếp theo sau lệnh gọi phương thức.
6. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong Phương thức và cách sử dụng nó trong Java. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo.
Nguồn:
https://tek4.vn/khoa-hoc/lap-trinh-huong-doi-tuong-voi-java/phuong-thuc-trong-java
https://tek4.vn/khoa-hoc/lap-trinh-huong-doi-tuong-voi-java/phuong-thuc-main