Chào các bạn đã đến với chủ đề tiếp theo của mình. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu về cách ép kiểu trong Java. Trong lập trình ta sẽ gặp một số trường hợp khi lúc đầu ta khai báo biến ở kiểu dữ liệu này, nhưng sau đó ta cần chuyển nó sang kiểu dữ liệu khác để phù hợp trong tính toán. Ở bài này, mình sẽ giới thiệu các loại toán tử như sau:
Nội dung
1. Ép kiểu là gì? Ý nghĩa
Ép kiểu là cách chuyển biến thuộc kiểu dữ liệu này thành biến thuộc kiểu dữ liệu khác.
Ý nghĩa:
- Việc chuyển kiểu dữ liệu sẽ đến lúc phải cần trong quá trình xử lý chương trình
- Có thể định dạng đúng kiểu dữ liệu mình mong muốn
2. Cách sử dụng ép kiểu
Trong bài này chỉ nói đến ép kiểu dữ liệu đối với dữ liệu nguyên thủy (Primitive Data Types), còn đối với ép kiểu dữ liệu tham chiếu (Reference Types) thì cách ép kiểu là những hàm (phương thức) ép kiểu do người ta viết riêng cho mỗi kiểu dữ tham chiếu đó.
Thì trong ép kiểu trong kiểu dữ liệu nguyên thủy được chia ra làm 2 loại:
- Chuyển đổi kiểu ngầm định (implicit)
- Chuyển đổi kiểu tường minh (explicit)
2.1. Kiểu chuyển đổi ngầm định (implicit)
Việc chuyển đổi sẽ tự thực hiện bởi compiler và chúng ta không cần làm gì. Việc chuyển đổi này chỉ dành cho kiểu dữ liệu nhỏ sang kiểu dữ liệu lớn hơn. Ta có thể xem chiều từ nhỏ sang lớn như sau:
Ví dụ: Ta lấy một biến kiểu int gán giá trị cho biến kiểu long
public class EpKieu {
public static void main(String []args){
int a = 5;
long b = a;
System.out.print(b);
}
}
Sau khi run xong, kết quả sẽ in ra như sau:
2.2. Kiểu chuyển đổi tường minh (explicit)
Ngược lại với cách chuyển đổi ngầm định, việc chuyển đổi tường minh là chiều ngược lại từ kiểu dữ liệu lớn hơn sang kiểu dữ liệu nhỏ hơn
Cú pháp:
(<Kiểu dữ liệu>) <Tên biến>;
Ví dụ: Ta lấy một biến kiểu long gán giá trị cho biến kiểu int
public class EpKieu {
public static void main(String []args){
long a = 6;
int b = (int) a;
System.out.print(b);
}
}
Sau khi run xong, kết quả sẽ in ra như sau:
Lưu ý: Nếu ép kiểu dữ liệu kí tự char sang kiểu dữ liệu số hoặc ngược lại.
+ Khi ép kiểu char sang số thì sẽ ép kiểu ngầm định chuyển kí tự sang hệ thập phân ASCII tương ứng kí tự đó.
+ Nếu ngược lại thì phải sử dụng ép kiểu tường minh để chuyển sang kiểu kí tự.
Ví dụ: Ta sẽ thử kí tự ‘A’ được biết hệ thập phân ASCII tương ứng
public class EpKieu {
public static void main(String []args){
char a = 'A';
int b = a;
char c = (char) b;
System.out.println(b);
System.out.println(c);
}
}
Sau khi run xong, kết quả sẽ in ra như sau:
3. Bảng mã ASCII là gì?
Bảng mã ASCII là từ được viết tắt của cụm từ American Standard Code for Information Interchange, được hiểu với nghĩa là mã trao đổi thông tin của Hoa Kỳ. Bộ mã ASCII chứa những ký tự của bảng chữ cái La Tinh và nó được sử dụng để hiển thị những văn bản trên máy tính.
Hiểu một cách đơn giản thì bộ mã ASCII tương tự như một bảng quy ước giúp máy tính có thể hiểu được và hiển thị được những thông tin bằng những ký tự mà bạn nhập vào máy tính. Bảng mã ASCII được dùng dưới hình thức là 7 số nhị phân (số thập phân từ 0 đến 127) để các ký tự được biểu diễn thông tin.
Bảng mã ASCII được công bố vào năm 1963 bởi hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được xem là bảng tiêu chuẩn ứng dụng thành công nhất hiện nay.
Bộ mã ASCII được dùng để đại diện cho mỗi ký tự. Mỗi chữ sẽ được gán với một số từ 0 đến 127. Những ký tự sẽ được gán với các ký tự viết hoa và viết thường. Ví dụ: Trong bảng hiển thị bên dưới bạn sẽ thấy ký tự B được gán số thập phân 66 và f được gán số thập phân 102.
Khi bạn nhập thông tin đến máy tính thì những phím mà bạn nhấn sẽ được gửi dưới dạng một chuỗi số. Các con số đó sẽ tượng trưng cho những ký tự mà bạn nhập hoặc tạo.
Bên dưới là bảng mã ASCII thường gặp:
4. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu ép kiểu dữ liệu trong Java. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo. Bái bai.
Nguồn: https://howkteam.vn/course/lap-trinh-java-co-ban-den-huong-doi-tuong/ep-kieu-trong-java-3841