Hôm nay, mình sẽ giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Java dành cho các bạn tester. Ở chủ đề này, mình sẽ không đi sâu về Java, mà chỉ giới thiệu những kiến thức cơ bản để các bạn tester có thể hiểu và ứng dụng vào các dự án automation sau này.
Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề như sau
Nội dung
1. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Java
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (tựa C++) Nó được sử dụng trong phát triển phần mềm, trang web, game hay ứng dụng trên các thiết bị di động.
2. Lịch sử phát triển ngôn ngữ lập trình java
Ngôn ngữ lập trình Java do James Gosling và các công sự của Công ty Sun Microsystem phát triển vào đầu thập niên 90. Ban đầu Java được tạo ra nhằm mục đích viết phần mềm cho các sản phẩm gia dụng, và có tên là Oak. Năm 1995, Oak được đổi tên thành Java và dần trở thành tiêu chuẩn cho công ngiệp Internet.
Vì sao ngôn ngữ này lại được đặt tên là Java? Java là tên gọi của một hòn đảo ở Indonexia, Đây là nơi nhóm nghiên cứu phát triển đã chọn để đặt tên cho ngôn ngữ lập trình Java trong một chuyến đi tham quan và làm việc trên hòn đảo này. Hòn đảo Java này là nơi rất nổi tiếng với nhiều khu vườn trồng cafe, đó chính là lý do chúng ta thường thấy biểu tượng ly café trong nhiều sản phẩm phần mềm, công cụ lập trình Java của Sun cũng như một số hãng phần mềm khác đưa ra.
Vì Java phát triển mạnh mẽ nên năm 2010, Oracle đã mạnh tay mua lại cả Sun MicorSystems để nắm ngôn ngữ Java trong tay.
3. Các phiên bản của java
- Java Standard Edition (Java SE) – Là một nền tảng cơ bản cho phép phát triển giao diện điều khiển, các ứng dụng mạng và các ứng dụng dạng Win Form.
- Java Enterprise Edition (Java EE) – Được xây dựng trên nền tảng Java SE, giúp phát triển các ứng dụng web, các ứng dụng ở cấp doanh nghiệp, …
- Java Mobile Edition (Java ME) – Là một nền tảng cho phép phát triển các ứng dụng nhúng vào các thiết bị điện tử như mobile,…
4. Các thành phần của Java SE Plaftform
JVM (Java Virtual Machine): là môi trường dùng để chạy chương trình Java. Khi chạy chương trình Java, trình biên dịch Java sẽ biên dịch Java code thành bytecode. Sau đó, JVM sẽ thông dịch bytecode thành mã máy để CPU thực thi.
JRE (Java Runtime Environment): là môi trường thực thi Java bao gồm JVM, các thư viện và những thành phần bổ sung để chạy những ứng dụng được viết bằng Java.
JDK (Java Development Kit): là bộ công cụ phát triển phần mềm Java. JDK (Java Development Kit) bao gồm JRE và những công cụ cần thiết để phát triển ứng dụng bằng ngôn ngữ Java. Khi download JDK thì JRE cũng được tích hợp trong JDK.
Sau đây là mối quan hệ giữa JVM, JRE và JDK giúp bạn hình dung mọi thứ dễ hơn:
5. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về ngôn ngữ lập trình Java. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo. Bái bai.