Chào các bạn đã đến với chủ để tiếp theo của mình. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục tìm hiểu về Postman – 1 công cụ phổ biến để test API. Ở bài này, mình sẽ đi qua những nội dung như sau:
Nội dung
1. Postman là gì?
Postman là một công cụ cho phép chúng ta thao tác với API, phổ biến nhất là REST. Postman hiện là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong việc test API. Với Postman, ta có thể gọi Rest API mà không cần viết dòng code nào.
Postman hỗ trợ tất cả các phương thức HTTP (GET, POST, PUT, PATCH, DELETE, …). Bên cạnh đó, nó còn cho phép lưu lại lịch sử các lần request, rất tiện cho việc sử dụng lại khi cần.
Postman được bắt đầu phát triển từ năm 2012 bởi cty Postdot Technologies. Hiện tại Postman có 3 phiên bản: Postman, Postman Pro (2016) và Postman Enterprise (2017). Ở nội dung bài này, mình sẽ sẽ giới thiệu Postman phiên bản free thôi nhé.
2. Ưu, nhược điểm của Postman
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, hỗ trợ cả chạy bằng UI và non-UI.
- Hỗ trợ viết code cho assert tự động bằng Javascript.
- Hỗ trợ cả RESTful services và SOAP services.
- Có chức năng tạo API document.
Nhược điểm:
- Những bản tính phí mới hỗ trợ những tính năng advance: Làm việc theo team, support trực tiếp…
3. Cài đặt và tạo tài khoản Postman
3.1. Cài đặt Postman
Bạn có thể cài đặt Postman theo dạng Chrome app hoặc Native app, tuy nhiên mình khuyến khích cài đặt phiên bản Native app để có thể sử dụng tối ưu, thuận tiện và hiệu năng tốt nhất.
Để cài đặt phiên bản Native app các bạn vào địa chỉ https://www.postman.com/ và tiến hành tải phiên bản phù hợp hệ điều hành cũng như cài đặt lên máy của mình.
3.2. Tạo tài khoản Postman
Sau khi cài đặt thành công, chúng ta nên tạo một tài khoản và đăng nhập để Postman ghi nhớ người dùng và lưu lại những request thực hành sau này. Tài khoản Postman là miễn phí và bạn sẽ được những tính năng sau:
- Đồng bộ và lưu lại lịch sử, các request / collections* và môi trường làm việc
- Có thể làm việc ở nhiều máy khác nhau trên cùng một tài khoản
- Tạo các link chia sẻ collections và gởi nó cho các testers / developers khác
- Khi bạn đăng xuất khỏi tài khoản, dữ liệu sẽ tự động xoá trên máy tính. Khi bạn đăng nhập ở một máy khác dữ liệu sẽ tự động tải về.
* Collections: là một thư mục tập hợp các request bên trong để dễ quản lý, đặt tên và chú thích.
Bước 1: Tại góc phải ứng dụng, các bạn chọn “Sign In”
Bước 2: Chọn “Create Account instead?”
Bước 3: Nhập các thông tin cần thiết vào trang đăng ký và chọn “Create free account”
Bước 4: Xác nhận email để hoàn thành quá trình đăng ký
Bước 5: Đăng nhập tài khoản và kiểm tra lại tài khoản đăng nhập thành công ở góc phải ứng dụng như hình bên dưới.
4. Các thành phần chính của Postman
4.1. Setting
- Thông tin Account: dùng để Login, logout và sync data.
- Settings tùy chỉnh: themes, shortcut, format…
- Import data từ ngoài vào
Collection là nơi lưu trữ thông tin của các API theo folder hoặc theo thời gian.
4.3. API content
Là nơi hiển thị nội dung chi tiết API và các phần hỗ trợ giúp thực hiện test API. Đây là phần mà tester phải làm việc nhiều nhất.
Trong phần này gồm có 3 thành phần chính:
- Enviroments: Chứa các thông tin môi trường. Ví dụ: mình làm 1 dự án nhưng có 3 môi trường khác nhau: dev, staging và product. Có phần này, mình có thể nhanh chóng đổi sang môi trường cần test mà không phải mất công đổi URL của từng request. (Cái này sẽ được nói rõ hơn ở những bài sau)
- Request: Phần chứa các thông tin chính của API
- Reponse: Chứa các thông tin trả về sau khi Send Request.
5. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về Postman. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo. Bái bai.
Nguồn: