Chào các bạn đã đến với topic tiếp theo của mình. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục discuss về control button. Về control này thì chắc hẳn mọi người đã quá quen với nó rồi. Bạn có thể gặp button này ở bất cứ màn hình nào, ví dụ như Login, submit form, mua hàng online …
Với control button thì thường có những thao tác chính như sau:
- Click vào button
- Double click
- Right click
- Verify button status: enable/disable
- Hover And verify tooltip
Chúng ta hãy bắt đầu với làm việc với akaAt studio nào.
Nội dung
1. Những keywords sử dụng cho control BUTTON
1.1. Click
- Giả lập hành động của user để Click vào button được chỉ định
- Keyword này cần truyền vào 1 parameter, đó là Object Repository của button mà bạn muốn click
1.2. Double Click
- Giả lập hành động của user để Double Click vào button được chỉ định
1.3. Right Click
- Giả lập hành động của user để Right Click vào button được chỉ định
- Kiểm tra trạng thái của button xem có đang enabled hay không?
1.5. Verify Element Enabled
- Tương tự như keyword trên, nhưng thay vì chỉ check control button enabled, thì ở keyword này, nó sẽ check được các loại control khác như textbox, label, textarea … có đang enabled hay không?
1.6. Verify Element Disabled
- Ngược lại với keyword trên, ở keywork này, mình sẽ verify được trạng thái của control có đang disabled hay không?
1.7. Mouse Over
- Giả lập hành động của user để Hover vào control được chỉ định
- Keyword này thường được sử dụng để verify tooltip của control
2. Test case sample
Giả sử mình có test case như sau:
- Open https://atlassian.design/components/tooltip/examples
- Hover to button “Hover over me“
- Verify tooltip ‘Hello World‘ displayed
Bây giờ, mình sẽ bắt đầu implement test case trên nhé.
Bước 1: Tạo object repository. Như ở hình trên, mình sẽ tạo 1 object repository btn_HoverToMe
Bước 2: Tạo test case. Ví dụ: TC_03_Hover.tc
Bước 3: Add keyword Open Browser, và input URL: https://atlassian.design/components/tooltip/examples
Bước 4: Ở bước này, mình sẽ add thêm 1 keyword Wait For Element Visible. Lý do mình add thêm keyword này là khi mình open browser, button Hover To Me vẫn chưa hiển thị trên màn hình UI. Do đó, nếu mình thực hiện step Mouse Hover, thì sẽ dẫn đến việc code auto của mình sẽ ko find được element và test case sẽ bị fail. Mục đích của keyword này là chờ cho control button hiển thị lên UI.
Bước 5: Add keyword Mouse Hover. Ở cột Input, mình sẽ gọi đến object repository mà mình đã tạo ở bước 1
Bước 6: Mình sẽ tạo thêm 1 object repository nữa, ví dụ: lbl_Tooltip. Object này sẽ đại diện cho tooltip mà mình mình muốn verify.
Bước 7: Add thêm keyword Verify Element Text. Mình sẽ truyền 2 parameters:
- target: object lbl_Tooltip mà mình vừa tạo ở Bước 6,
- Expected text: Hello World
Đến đây là xong rồi nhé.
3. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu qua 1 số keywords để xử lý cho control Button. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo.