Chào các bạn đã đến với topic tiếp theo của mình. Như các bạn đã biết, trên 1 trang web, có rất nhiều loại control khác nhau, ví dụ như textbox, combobox, button …
Mỗi control akaAt sẽ support những keywords khác nhau để thao tác. Vì vậy, mình sẽ hướng dẫn cách xử lý theo từng control riêng biệt, để các bạn có thể dễ dàng follow hơn.
Ở topic này, mình sẽ giới thiệu 2 loại controls, đó là Textbox và TextArea. Chắc các bạn đã quá quen với 2 loại control này. Thật ra nhiệm vụ của 2 control này là giống nhau, đều được dùng để input data. Nó chỉ khác nhau về thẻ HTLM. Thông thường control Textbox sẽ có thẻ HTML là input, còn Textarea có thẻ HTML là textarea. Cái khác tiếp theo là TextArea mình input được nhiều dòng, có thể xuống hàng (ví dụ như field description, hay comment).
Còn Textbox thì chúng ta gặp rất nhiều như field input username, password ở màn hình login.
1. Case Study
Giả sử ở hình trên mình có test case như sau:
- Open browser: http://the-internet.herokuapp.com/login
- Input username “tomsmith“
- Input password: “SuperSecretPassword!“
- Click Login button
- Verify that user login successfully. (với step này, mình sẽ verify message: ‘Welcome to the Secure Area. When you are done click logout below.’ displayed sau khi login thành công)
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Tạo 1 test case mới. Để tạo test case, mình select vào folder Test Cases -> right click -> New -> select Web TestCases. Ví dụ ở đây mình sẽ đặt tên test case là TC_01_Login.tc
Bước 2: Xác định locator cho các element trên màn hình login. Nếu bạn nào chưa biết các xác định locator, thì có thể xem lại ở đây nhé.
- Ở màn hình Login này, mình sẽ tạo 3 object repositories tương ứng với 3 control trên UI, đó là textbox Username, Password và button Login
- Để tạo Object Repository, mình sẽ select vào folder Repositories -> right click -> New -> UI Object -> Web UI Object
- Ví dụ mình tạo ra 3 object repositories như hình sau. Ở đây, mình tạo thêm 1 folder và để chúng bên trong folder này để mình dễ quản lý.
Bước 3: Bây giờ mình sẽ bắt đầu implement test case nhé. Back lại màn hình test case TC_01_Login.tc, mình sẽ search keyword “Open Browser” và double click vào nó.
- Khi keyword “Open Browser” được add vào Main Execution, bạn sẽ thấy cột Input có giá trị url = “”. Mình sẽ update url mà mình cần test vào đây bằng cách click vào nó. Lúc này, popup Edit Parameter sẽ hiện lên, mình sẽ update url vào đây và click OK button
Bước 4: Tiếp theo, mình sẽ add thêm keyword Send Keys để thực hiện thao tác input value vào textbox Username
- Tiếp tục mình sẽ sẽ click vào cột input để update value cho target and keys. Giải thích thêm 1 xíu:
- Target ở đây chính là control mình muốn thao tác. Cụ thể ở đây là control Username
- Keys ở đây chính là giá trị mình muốn input
Bước 5: Tương tự như bước 4 ở trên, mình sẽ add thêm keyword Send Keys để thực hiện thao tác input value vào textbox Password.
Bước 6: Ở bước này, mình sẽ click vào button Login. Vì vậy, mình sẽ add thêm keyword “Click” vào Main Execution
Bước 7: Đây là bước cuối cùng, cũng là bước quan trọng nhất trong nhất của test case, đó là bước verify để make sure là user login thành công. Để verify message: ‘Welcome to the Secure Area. When you are done click logout below.’, mình sẽ add thêm keyword “Verify Element Text“
Ở bước này, mình sẽ tạo thêm 1 Object Repository nữa,. Mục đích của việc này là dùng để xác định locator của message Welcome nằm ở đâu trên UI và mình sẽ dùng nó để verify. Ví dụ mình tạo object có tên là lbl_Welcome
Quay lại với keyword “Verify Element Text“, mình sẽ có 4 parameters như sau:
- target: control mình sẽ thao tác. Cục thể ở đây là label Welcome message displayed trên UI
- expectedText: chính là đoạn text mình muốn verify.
- trimText: ý nghĩa ở đây là bạn có muốn remove space đầu và cuối không?
- ignoreCase: khi verify, bạn có muốn verify text mà không cần phải phân biệt hoa thường hay không?
Như vậy mình đã implement xong test case. Bây giờ mình hãy review lại các steps 1 lần nữa nhé.
Sau khi review xong và mọi thứ đã OK hết rồi, mình sẽ tiến hành chọn browser và execute test case. Ở đây mình chọn Chrome browser để demo nhé. Và bên dưới là report sau khi mình chạy xong
Mình đã record lại video các steps mình đã làm ở trên. Các bạn có thể xem video bên dưới và làm theo nhé.
3. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu qua 1 số keywords để xử lý cho control textbox, textarea và button. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo.