Chào các bạn đã đến với chủ đề tiếp theo của mình. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu về cách sử dụng break, continue trong vòng lặp Java. Ở bài này, mình sẽ đi qua những nội dung như sau:
1. Câu lệnh break
Ý nghĩa:
- Câu lệnh
break
được dùng để kết thúc vòng lặp ngay lập tức. Thường hay sử dụng khi đạt được mục đích và không muốn tốn thời gian.
Ví dụ 1:
public class Main {
public static void main(String []args){
for (int i = 1; i <= 5; ++i) {
System.out.println(i);
break;
}
System.out.println("This is outside the loop.");
}
}
Sau khi run xong, kết quả sẽ in ra như sau:
1
This is outside the loop.
Vòng lặp này sẽ lặp lại 5 lần từ i
bằng 1 đến 5. Tuy nhiên, sau khi in 1, giá trị của i
, vòng lặp gặp câu lệnh break
và kết thúc.
Trong hầu hết các trường hợp, ta chỉ kết thúc vòng lặp giữa chừng khi một điều kiện cụ thể được đáp ứng. Đó là lý do tại sao câu lệnh break
hầu như luôn được sử dụng bên trong câu lệnh if
.
Ví dụ 2:
class Main {
public static void main(String[] args) {
for (int i = 1; i <= 5; ++i) {
System.out.println(i);
if (i == 3) {
break;
}
}
System.out.println("This is outside the loop.");
}
}
Sau khi chạy đoạn code trên, kết quả được in ra như sau:
1
2
3
This is outside the loop.
2. Câu lệnh continue
Ý nghĩa:
Câu lệnh continue sẽ bỏ qua một vòng lặp và thực hiện vòng lặp tiếp theo. Continue thường được dùng trong trường hợp có những giá trị lặp ta muốn bỏ qua xử lý.
Ví dụ: In các số chẵn từ 1 đến 10.
class Main {
public static void main(String[] args) {
for (int i = 1; i <= 10; i++) {
if (i % 2 != 0) {
continue;
}
System.out.println(i);
}
}
}
Sau khi run xong, kết quả sẽ in ra như sau:
2
4
6
8
10
Vòng lặp trên lặp lại 10 lần từ i
bằng 1 đến 10.
Trong vòng lặp chúng ta có điều kiện kiểm tra số lẻ.
// condition to check odd number
if (i % 2 != 0) {
continue;
}
Và câu lệnh in nằm sau đoạn code này.
System.out.println(i);
Nếu số là số lẻ, continue
được thực thi. Do đó, số sẽ không được in ra và vòng lặp tiếp tục đến lần lặp tiếp theo.
Nếu số là số chẵn, continue
sẽ không được thực thi. Do đó, số sẽ được in ra. Chỉ khi đó, vòng lặp mới chuyển sang lần lặp tiếp theo.
3. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu vai trò break, continue trong vòng lặp Java. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo. Bái bai.