Chào các bạn đã đến với chủ đề tiếp theo của mình. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu về các toán tử và ý nghĩa của nó trong Java. Ở bài này, mình sẽ giới thiệu các loại toán tử như sau:
1. Toán tử toán học
Các toán tử toán học được sử dụng trong các biểu thức toán học như trong đại số.
Ví dụ: giả sử biến A = 10, B = 3
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
+ | Phép cộng | A + B = 13 |
– | Phép trừ | A – B = 7 |
* | Phép nhân | A * B = 30 |
/ | Phép chia lấy nguyên | A / B = 3 |
% | Phép chia lấy dư | A % B = 1 |
++ | Tăng giá trị lên 1 đơn vị | A++ = 11 |
— | Giảm giá trị xuống 1 đơn vị | A– = 9 |
Ví dụ:
class Main {
public static void main(String[] args) {
int number1 = 10;
int number2 = 3;
// + adds values of two variables
int sum = number1 + number2;
System.out.println("Sum: " + sum);
}
}
Khi run đoạn code trên, kết quả được in ra như sau:
Sum: 13
Sự khác biệt a++ (a–) và ++a (–a):
Việc đưa toán tử phía sau có nghĩa là sau khi thực hiện các việc khác thì nó mới tăng (giảm) giá trị, còn đưa lên phía trước thì nó phải tăng (giảm) giá trị rồi mới thực hiện các việc khác.
Ví dụ:
public class ToanTu {
public static void main(String[] args) {
int a = 1;
//In rồi mới tăng
System.out.println(a++);
//Tăng rồi mới in
System.out.println(++a);
}
}
Sau khi run, kết quả sẽ được in ra như sau:
2. Toán tử quan hệ
Các toán tử quan hệ được sử dụng để kiểm tra 2 giá trị của 2 biến.
Ví dụ: giả sử biến A = 10, B = 3
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
== | Kiểm tra xem 2 biến có bằng nhau Đúng return true, sai return false | A == B -> return false |
!= | Kiểm tra xem 2 biến có khác nhau Đúng return true, sai return false | A != B -> return true |
> | Kiểm tra xem biến A lớn hơn biến B Đúng return true, sai return false | A > B -> return true |
< | Kiểm tra xem biến A nhỏ hơn biến B Đúng return true, sai return false | A < B -> return false |
>= | Kiểm tra xem biến A lớn hơn hoặc bằng biến B Đúng return true, sai return false | A >= B -> return true |
<= | Kiểm tra xem biến A nhỏ hơn hoặc bằng biến B Đúng return true, sai return false | A <= B -> return false |
3. Toán tử logic
Các toán tử logic dùng để đưa ra giá trị đúng sai trong một loạt các mệnh đề với nhau.
Ví dụ: giả sử biến A = true, B = false
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
&& | Toán tử AND Trả về một giá trị “Đúng” (True) nếu chỉ khi cả hai toán tử đều có giá trị “True” | A && B -> return false |
|| | Toán tử OR Trả về giá trị “True” nếu ít nhất một giá trị là True | A || B -> return true |
! | Toán tử phủ định (NOT) Phủ định lại trạng thái của toán tử đó | !A -> return false |
4. Toán tử gán
Các toán tử gán dùng để thực hiện toán tử số học đồng thời gán cho giá trị mình muốn
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
= | Gán một giá trị vào một biến | A = 10 |
+= | Cộng các giá trị của toán hạng bên trái vào toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái | A += B tương đương A = A + B |
-= | Trừ các giá trị của toán hạng bên trái vào toán toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. | A -= B tương đương A = A – B |
*= | Nhân các giá trị của toán hạng bên trái với toán toán hạng bên phải và gán giá trị trả về vào toán hạng bên trái. | A *= B tương đương A = A * B |
/= | Chia giá trị của toán hạng bên trái cho toán toán hạng bên phải và gán giá trị số nguyên vào toán hạng bên trái. | A /= B tương đương A = A / B |
%= | Chia giá trị của toán hạng bên trái cho toán toán hạng bên phải và gán giá trị số dư vào toán hạng bên trái. | A %= B tương đương A = A%B |
5. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu các hạng toán tử trong Java. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo. Bái bai.
Nguồn: https://howkteam.vn/course/lap-trinh-java-co-ban-den-huong-doi-tuong/cac-toan-tu-trong-java-3838