Chào các bạn đã đến với chủ đề tiếp theo của mình. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu về cách sử dụng biến trong Java. Ở bài này, mình sẽ đi qua những nội dung sau:
Nội dung
1. Biến là gì? Lý do sử dụng biến
Trong toán học, mình cũng đã từng học qua biến. Ví dụ như x=3. Trong lập trình cũng vậy, tuy nhiên, ngoài lưu những con số, thì nó có thể lưu các chuỗi ký tự, mảng, đối tượng …
Mục đích sử dụng biến chính là lưu trữ dữ liệu và tái sử dụng. Về bản chất thì biến là 1 tên gọi tham chiếu đến 1 vùng nhớ nào đó trong bộ nhớ máy tính. Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần gọi đến biến đó để sử dụng.
Ví dụ như bạn muốn lưu trữ thông tin của ai đó như họ tên, tuổi, địa chỉ. Bạn sẽ tạo ra 3 biến để lưu trữ 3 thông tin trên. Và trong lúc code, bạn có thể sử dụng thông tin đó nhiều lần
2. Cú pháp
<Kiểu dữ liệu> <Tên biến>;
Trong đó:
- <Kiểu dữ liệu> những kiểu dữ liệu của Java như kiểu số nguyên, số thực, chuỗi …
- <Tên biến> là tên biến do người dùng đặt và đặt tên theo 1 quy tắc nhất định. Tên biến giúp xác định biến và tránh việc nhầm lẫn giá trị của biến này với biến khác trong chương trình.
- Dấu
;
ở cuối là bắt buộc trong Java dùng để kết thúc câu lệnh.
3. Cách khai báo và sử dụng biến
Với ví dụ trên, mình sẽ khai báo 3 biến như sau:
- một biến name kiểu chuỗi để lưu tên
- một biến height kiểu số thực để lưu chiều cao
- và một biến age kiểu số nguyên để lưu tuổi.
String name = “Phuong”;
int age = 30;
float height = 1.8f;
Ngoài ra, bạn có thể khai báo như sau:
// Khai báo biến
String name;
int age;
float height;
// Gán giá trị vào biến
name = “Phuong”;
age = 30;
height = 1.8f;
Bây giờ chúng ta sẽ in ra các giá trị của biến như sau:
System.out.println("Ten: " + name);
System.out.println("Chieu cao: " + height);
System.out.println("Tuoi: " + age);
Mình có đoạn code đầy đủ như sau:
public class HelloWorld {
public static void main(String[] args) {
String name = "Phuong";
int age = 30;
float height = 1.8f;
System.out.println("Ten: " + name);
System.out.println("Chieu cao: " + height);
System.out.println("Tuoi: " + age);
}
}
Sau khi chạy chương trình thì sẽ có kết quả như hình bên dưới:
Có 2 loại biến:
- Biến toàn cục: là biến có thể sử dụng khắp nơi trong chương trình, thường được khai báo bằng từ khóa public.
- Biến cục bộ: là biến chỉ có thể truy xuất trong khối lệnh nó khai báo. Trong ví dụ trên, 3 biến name, age, height được khai báo trong hàm main. Vì vậy, 3 biến này chỉ được sử dụng trong hàm main nên được gọi là biến cục bộ.
4. Quy tắc đặt tên biến
Một số quy tắc đặt tên biến như sau:
- Tên biến không có khoảng trắng và ký tự đặc biệt (ngoại trừ dấu gạch dưới or dollar)
- Tên biến không được bắt đầu bằng số
- Tên biến không được trùng nhau
- Tên biến không trùng các từ khóa trong ngôn ngữ
Biến trong java thường đặt theo quy tắc: chữ đầu tiên viết thường và viết hoa ở những từ tiếp theo. Ví dụ:
String fullName = “Phuong Thanh”;
Bên dưới là 1 số từ khóa trong Java, bạn không nên đặt tên biến trùng với những từ này:
5. Làm thế nào để tạo tên biến tốt?
Một tên biến được coi là tốt nếu nó có thể đáp ứng các đặc điểm sau đây:
- Tên biến phải rõ ràng và ngắn gọn. Tuy nhiên cần phải gợi ra ý nghĩa của nó đối với người đọc.
- Nếu tên bao gồm hai từ trở lên, hãy sử dụng định dạng
camelCase
(danh pháp lạc đà) để phân tách các từ. TrongcamelCase
, từ đầu tiên được viết thường và chữ cái đầu tiên của từ thứ hai trở đi được viết hoa.
Ví dụ:
int age;
double salary;
String fullName;
boolean isValid;
6. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu qua về biến và cách đặt tên biết trong lập trình java. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo. Bái bai.