Chào các bạn đã đến với chủ đề tiếp theo của mình. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu Toán tử 3 ngôi và cách sử dụng nó trong Java. Ở bài này, mình sẽ đi qua những nội dung như sau:
Nội dung
1. Giới thiệu về toán tử ba ngôi
Trong Java, chúng ta có thể sử dụng toán tử ba ngôi ? :
để thay thế cho câu lệnh if...else
. Hãy xem một ví dụ:
class Main {
public static void main(String[] args) {
int marks = 76;
String result;
if (marks >= 32) {
result = "Pass";
}
else {
result = "Fail";
}
System.out.println("Result: " + result);
}
}
Ở đây, ta đã sử dụng câu lệnh if...else
để kiểm tra xem sinh viên có vượt qua kỳ thi không.
Bây giờ, hãy triển khai lại chương trình này bằng cách sử dụng toán tử ba ngôi.
class Main {
public static void main(String[] args) {
int marks = 76;
String result = (marks >= 32) ? "Pass" : "Fail";
System.out.println("Result: " + result);
}
}
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức hoạt động của toán tử ba ngôi.
2. Cách thức hoạt động của toán tử ba ngôi
Xét lại chương trình trước đó:
class Main {
public static void main(String[] args) {
int marks = 76;
String result = (marks >= 32) ? "Pass" : "Fail";
System.out.println("Result: " + result);
}
}
Chúng ta hãy để ý dòng:
String result = (marks >= 32) ? "Pass" : "Fail";
Trong đó, (marks >= 32)
là một biểu thức kiểm tra cho ra kết quả true
hoặc false
. Nếu biểu thức kiểm tra là
- true –
"Pass"
(chuỗi trước dấu hai chấm) được gán cho biếnresult
- false –
"Fail"
(chuỗi sau dấu hai chấm) được gán cho biếnresult
Từ ví dụ trên, chúng ta có thể suy ra cú pháp của toán tử ba ngôi như sau:
(test condition) ? expression1 : expression2;
Khi điều kiện kiểm tra là true
, expression1 sẽ được thực thi và khi điều kiện kiểm tra là false, expression2 sẽ được thực thi.
Bạn có thể thấy có 3 toán hạng ở đây, do đó nó có tên là toán tử ba ngôi.
3. Kiểm tra số chẵn/lẻ sử dụng Toán tử ba ngôi
Trong ví dụ này, ta sẽ sử dụng toán tử ba ngôi để kiểm tra xem một giá trị là chẵn hay lẻ.
import java.util.Scanner;
class Main {
public static void main(String[] args) {
Scanner input = new Scanner(System.in);
System.out.println("Enter a number: ");
int number = input.nextInt();
String result = (number % 2 == 0) ? "Even" : "Odd";
System.out.println(number + " is " + result);
input.close();
}
}
Kết quả lần 1:
Enter a number:
5
5 is Odd
Kết quả lần 2:
Enter a number:
36
36 is Even
Nếu một số chia hết cho 2 thì "Even"
được gán cho biến result
. Ngược lại, "Odd"
được gán cho biến result
.
4. Toán tử ba ngôi vs Câu lệnh if…else
Như bạn thấy, chúng ta có thể thay thế câu lệnh if...else
bằng toán tử ba ngôi. Điều này làm cho code ngắn gọn hơn.
Cả hai chương trình đều kiểm tra xem sinh viên có vượt qua kỳ thi không. Tuy nhiên, việc sử dụng toán tử ba ngôi làm cho code ngắn gọn hơn.
Trong những tình huống cần thực hiện một tác vụ bên trong câu lệnh if...else
, chúng ta có thể thay thế nó bằng toán tử ba ngôi.
Tuy nhiên, nếu có nhiều dòng code bên trong câu lệnh if...else
, chúng ta không nên thay thế bằng toán tử ba ngôi.
5. Kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong Toán tử 3 ngồi và cách sử dụng nó trong Java. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo.
Nguồn:
https://tek4.vn/khoa-hoc/lap-trinh-huong-doi-tuong-voi-java/toan-tu-ba-ngoi